Sự hạnh phúc được tạo ra ở một người khi chúng ta nhận được 10 đô la so với niềm đau khổ khi ta mất đi 10 đô la hoàn toàn không hề giống nhau. Sự mất mát luôn ảnh hưởng đến tâm lý ta mạnh hơn phần thưởng mà ta nhận được, Trong cuộc sống hằng ngày, ta cũng thấy chuyện này phổ biến ra sao khi những nông dân tranh giành nhau từng gốc cây, từng thước đất chỉ vì sợ gã hàng xóm lấy bớt đất đi. Những kẽ bị đánh mất người yêu cho kẻ khác bỗng trở nên ghen tuông, trả thù mù quáng – để lại nhiều câu chuyện bi kịch.
Tâm lý “Mất Mát ”trong tư duy đã khiến nhiều doanh nghiệp thất bại ê chế. Một dạng suy tàn kinh điển nhất là khi người chủ doanh nghiệp dần dần bán/dùng hết đi các tài sản tốt, để cứu vớt lấy những mảng kinh doanh tệ hại trong vô vọng.
Ở trong bài viết hôm nay em sẽ nêu ra 1 tâm lý “Mất Mát” dẫn đến sai lầm trong đầu tư mà hầu chúng ta đều đang gặp phải : Tư Duy Thời Điểm & Làm tròn sai lầm.
Trong quyển Nhà đầu tư thông minh 1949, Graham đã cho thấy có hai cách mà một nhà đầu tư có thể tận dụng được những biến động điên rõ của thị trường:
– Một, Chúng ta canh ra vào bằng thời điểm.
– Hai, Chúng ta hành động dựa trên cơ sở định giá doanh nghiệp & thị trường, tức mua khi rẻ, và bán khi đắt.
Ông từng nói: Hầu hết các cổ phiếu phổ thông chịu biến động giá phi lý và quá mức theo cả hai hướng do hậu quả của xu hướng ăn sâu của hầu hết hết mọi ngườu để đầu cơ hoặc đánh bạc… từ đó nhưỡng chỗ cho hy vọng, sợ hãi và tham lam.
Đối với phương án thứ nhất, sau nhiều thập kỷ trải nghiệm thị trường chứng khoán, Graham đã đúc kết lại rằng: “Trong phân tích thị trường, bạn không hề có biên an toàn, bạn chỉ có thể đúng hoặc sai; nếu bạn sai, bạn sẽ mất rất nhiều tiền.
Mất nhiều tiền ở đây ngoài việc mất vốn liếng, còn mất cả chi phí cơ hội khổng lồ. Như vậy, một nhà đâu cơ đi theo trường phái “thời điểm” ở về trước sẽ có thể mắc sai lâm nghiêm trọng ở cả hai hướng.
Ở trường hợp khi kinh tế suy thoái, thị trường giá xuống bear market, Chúng ta chờ đợi một ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật nào đó tầm 1080-1070 thậm chí 1040 điểm tròn trĩnh để bắt đầu giải ngân mua vào các cố phiếu giá hời. Nếu thị trường thực sự về mức giá đó, chúng ta sẽ đúng và thu lời to.
Ngược lại, nếu nó chỉ về tới 1082 điểm rồi tăng trưởng vĩnh viễn chẳng hạn, chúng ta hầu như sẽ bị một mỏ neo trong tâm lý dẫn đến việc rất khó chấp nhận rằng thị trường sẽ không về mức giá đó nữa, để rồi chịu một chi phí cơ hội khổng lồ.
Ở một góc độ khác, Chúng ta chờ một cổ phiếu X về [5.0] hay [10.0] theo các ngưỡng hỗ trợ, vùng đáy cũ trong quá khứ hoặc một mốc tròn trình nào đó tự nghĩ ra như một mốc an toàn,chúng ta có thể bỏ lỡ vùng mua rất nhiều cổ phiếu tốt khi VNINDEX thì chỉnh mà cổ phiếu lại không về.
Trong khi đó, một nhà đầu tư dài hạn theo hướng “GIÁ TRỊ ” khi ta nhận ra chỉ số Index của TTCK hoặc cố phiếu HPG ta theo dõi sát nhiều năm đã về một vùng định giá khá rẻ so với P/ E, EPS. P/B giá trị sổ sách, và triển vọng, đồng thời giá của nó đã phản ánh tương đối gần hết các rủi ro mà thị trường lo ngại, chúng ta hoàn toàn có thể tự tin giải ngân từng phần dù cho thời gian không chính xác ngay đáy của thị trường lẫn cố phiếu.
(*) Với phong cách này, chúng ta cũng không quan tâm quá nhiều đến dư đoán thi trường hay vĩ mô có thế gây sai sót lớn, mà chỉ tập trung vào việc thử nắm trong vòng tròn hiểu biết của mình và hạn chế sai sót đáng kể . Chúng ta bán Tài Sản ở ngưỡng 1200 thậm chí 1500 điểm nhưng con mốc này không khẳng định chúng ta giỏi nếu đi theo cách Đợi thời điểm và Làm Tròn Giá Cổ Phiếu.
Những nhà đầu cơ giỏi có thể bán không đúng đỉnh mua không đúng đáy nhưng sẽ là người có khả năng Hiểu được doanh nghiệp nhiều nhất có thể.
Nên mua ngành gì trong lúc này?
Lựa chọn doanh nghiệp cần dựa vào 3 tiêu chí:
Thị Trường Chung+ Sóng ngành+ Câu chuyện dẫn dắt
- Hiểu được môi trường đầu tư là chìa khóa quyết định sự thành công:
Trong khi cơ cấu của nền kinh tế Mỹ chủ yếu tập hợp các công ty công nghệ và sản xuất. Ví dụ như: Apple, Microsoft, Nvia… Các doanh nghiệp này hằng năm đều tăng trưởng từ sản phẩm cốt lõi của mình, trong khi nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào BĐS và Ngân hàng, các ngành có yếu tố chu kì cao và phụ thuộc vào tăng trưởng tín dụng.
Có thể nhìn nhận thẳng thắng các cổ phiếu trên thị trường Việt Nam chiếm tỷ trọng cao có tính chất đầu cơ khó giữ dài hạn, cơ cấu doanh nghiệp lớn trên sàn chủ yếu là nhóm Tài Chính và Bất Động Sản. Đây là những cổ phiếu chu kỳ lợi nhuận thường biến động.
Vì vậy chúng ta không thể nào so sánh Thị trường Việt Nam với các Thị Trường chứng khoán nước ngoài bởi lẻ bản chất là khác nhau.
- Sóng Ngành:
Tín hiệu tích cực nhẹ xuất hiện ở dòng tiền chảy vào nhóm Chứng khoán và Thép, thể hiện sự kỳ vọng của NĐT ở 2 nhóm này trong tương lai, dự rằng sự sôi động của thị trường sẽ sớm tập trung tại đây.
Đồng thời, chúng ta cũng cần nên theo Nhóm Ngân Hàng tích cực trở lại với nhịp tăng cũng như dòng tiền cải thiện nhẹ cũng đưa ra tín hiệu nhóm cổ phiếu này sẽ là nhóm có khả năng dẫn nhịp thị trường hồi phục.
- Câu Chuyện Dẫn Dắt:
Năm 2024 là năm nổi bật của các điểm sáng sau:
Đầu tư công tạo ra nhu cầu đối với thép.
Ngành BĐS nội địa dần phục hồi là bệ đỡ cho nhu cầu ngành vào 2024. Số dự án đang triển khai cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt tại miền Bắc và có sự phục hồi tại khu vực miền Nam.
Việc kỳ vọng hệ thống KRX đã có từ mấy năm trước, Về tác động trong dài hạn, đây vẫn là câu chuyện tích cực ủng hộ sự tăng trưởng của toàn thị trường chứng khoán trong dài hạn chứ ko chỉ riêng nhóm ngành Chứng khoán.
Công nghiệp vi mạch bán dẫn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu bằng các chiến lược quốc gia, kế hoạch dài hạn cũng như cam kết xây dựng lòng tin trong hợp tác quốc tế để thu hút đầu tư.
Kết luận:
Em xin đúc kết lại bài phân tích của em như sau:
Thay vì mua cổ phiếu dựa vào thời điểm, những con số làm tròn trĩnh hãy mua cổ phiếu dựa vào việc đánh giá mức độ Đắt Rẻ của cổ phiếu.
Lựa chọn cổ phiếu phải dựa vào 3 tiêu chí: Thị Trường Chung+ Sóng ngành+ Câu chuyện dẫn dắt .
Từ đó chúng ta sẽ có những nhóm ngành nổi bật trong năm 2024 gồm:Ngân hàng gồm ACB, TCB Chứng Khoán: SSI, VND.., Thép: NKG, HPG,.. , Bất Động Sản: DIG, HDG… và Công Nghệ Bán Dẫn: DGC, MSR.