STB – GÁC LẠI QUÁ KHỨ – HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI

STB – Gác Lại Quá Khứ – Hướng Về Tương Lai

I. GÁC LẠI QUÁ KHỨ – HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI

Trong 1 bài phân tích nhóm Ngân hàng vào tháng 7/2019, em đã thống kê 1 số chỉ tiêu quan trong của các Ngân hàng và hôm nay Em xin gửi lại hình ảnh thống kê (Ảnh 1 – Nguồn tự tính toán) để NĐT có thể so sánh

Ảnh 1 – Nguồn tự tính toán

NĐT chú ý ở cột Tổng nợ xấu, lúc này STB đang có nợ xấu lên tới 43 nghìn tỷ đồng (43,126 tỷ đồng) cao nhất trong hệ thống các ngân hàng quốc doanh và ngoài quốc doanh.

Tất nhiên, những NĐT có theo dõi STB đều biết món nợ xấu khổng lồ này bị sáp nhập từ bên Ngân hàng Phương Nam vào năm 2016 (đây là 1 deal M&A kinh điển trong lịch sử tài chính Việt Nam).

=========================

Hãy xem chuyển biến nợ xấu của STB đã thay đổi như thế nào? (Ảnh 2 – Nguồn SSI Research)

Ảnh 2 – Nguồn: SSI Research

NĐT có thể xem diễn số liệu chuẩn xác của nguồn SSI – Research từ năm 2016 đến 2022 về tình hình nợ xấu của STB. Sau nhiều năm trích lập dự phòng trái phiếu cho trái phiếu VACM và trong đó năm 2022 bên STB đã trích lập khoảng 17,000 tỷ đồng, do đó số dư nợ xấu còn lại của STB năm 2023 chỉ còn khoảng 8,700 tỷ đồng.

Theo thông tin từ ĐHCĐ của STB hôm ngày 25/04/2023 vừa qua thì STB đã trích lập thêm 2,300 tỷ đồng trong quý I/2023.

*** Và đây chính là điểm nhấn đầu tư quan trọng Em phát hiện và muốn nhấn mạnh tới NĐT, năm 2023 sẽ là năm cuối cùng STB phải trích lập dự phòng. Do đó Em cho rằng đây là sẽ một cột mốc lịch sử giúp ngân hàng bứt phá khỏi nhiều gánh nặng trong quá khứ và hướng tới những mức tăng trưởng ấn tượng về Lợi nhuận trong năm 2023 – 2024 ***

II. NHÌN LẠI CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

1. Các chỉ tiêu tài chính

Ảnh 3 – Nguồn SSI Research

(1) STB là ngân hàng đạt tốc độ tăng trưởng Doanh Thu ấn tượng từ năm 2016, tuy nhiên do phải trích lập dự phòng qua các năm nên LNTT của STB luôn thấp hơn so với các Ngân hàng cùng quy mô.

Cập nhật LNTT quý I/2023 của STB đạt 2,383 tỷ đồng tăng 50% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng tốt này là nhờ nền thấp được thiết lập trong Q1/2022.

(2) Dự phóng năm 2023, LNTT đạt 10,487 nghìn tỷ, tăng trưởng 65,4% so với cùng kỳ năm ngoái. ROE của STB đạt 20%. Với dự phóng này P/E sẽ chỉ còn 7,3 lần và là mức P/E thấp nhất từ năm 2015 đến nay.

2. Bảng cân đối kế toán

(1) Chất lượng bảng cân đối kế toán được duy trì tốt. Tổng tín dụng của STB là 438,8 nghìn tỷ đồng (+13% so với đầu năm 2022), trong khi tổng tiền gửi tăng với tốc độ chậm hơn 7,2% so với cùng kỳ lên 480,6 nghìn tỷ đồng. Hệ số LDR thuần tăng lên 91% (từ 86,5% trong năm 2021) – so với mức 96,8% của ngành.

STB đã đứng vững trước những khó khăn của thị trường hiện tại nhờ vào việc không có vị thế trái phiếu doanh nghiệp, chỉ có 1% tổng tín dụng dành cho các chủ đầu tư bất động sản (khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng) và 10% tổng tín dụng dành cho các khoản vay mua nhà (44 nghìn tỷ đồng).

(2) NIM đạt mức cao kỳ lục kể từ sau thương vụ sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam trong năm 2016. NIM trong năm 2022 tăng mạnh lên mức 3,44% từ 2,7% trong năm 2021.

Với dự phóng trên, ước tính NIM trong năm 2023 vẫn sẽ duy trì tăng đạt 4,4%, cao hơn nhiều so với năm 2022 do không còn trích lãi dự thu đề án.

3.Cơ cấu cổ đông:

Cơ cấu cổ đông của STB tương đối biến động trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng. Trong đó, nhóm cổ đông liên quan đến Trầm Bê nắm giữ nhiều nhất (32,5%), hiện đang được kiểm soát bởi VAMC và được xử lý theo đề án tái cơ cấu (Sacombank có thể mua lại khoản này, trả lại trái phiếu đặc biệt, rồi bán đấu giá với giá khởi điểm 34.000 đồng/cổ phiếu)

Ngoài ra, Dragon Capital cũng nắm nhiều cổ phần thông qua các quỹ thành viên (CTBC, Norge Banks, Hanoi Investment Holding Limited, DC Developing Markets Strategies Public Limited Company,…) Ông Dương Công Minh, chủ tịch HĐQT cũng đang nắm khoảng 3% cổ phần.

4. Cập nhật thêm về lãi dự thu đề án

(1) Ngày 23/03/2023, STB tổ chức đấu giá bán Khu công nghiệp Phong Phú lần thứ 5 với giá khởi điểm 7,9 nghìn tỷ đồng. Do những biến động trong ngành bất động sản gần đây, nên việc đấu giá Khu công nghiệp Phong Phú có thể mất thời gian hơn để tìm được chủ đầu tư phù hợp. Tuy nhiên, đây vẫn sẽ là khoản hoàn nhập dự phòng tiềm năng trong những năm tới.

(2) Tâm điểm chú ý đang đổ dồn về 590 triệu cổ phần STB ở VAMC do có khả năng về một khoản thu nhập bất thường nếu số cổ phiếu này được chuyển giao. Việc tìm kiếm bên mua tiềm năng (hoặc đối tác chiến lược – đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài) sẽ là một thách thức không nhỏ. Tuy vấn đề này khó có thể giải quyết trong năm 2023, nhưng vẫn kỳ vọng sẽ một khoản hoàn nhập tiềm năng trong những năm sau.

III. ƯỚC TÍNH CHỈ TIÊU – SSI RESEARCH

IV. KẾT LUẬN

* Trong ngắn hạn, STB vẫn có thể còn đối diện với rủi ro giảm giá do: (1) Nợ xấu tăng nhanh hơn dự kiến. (2) Lãi suất cho vay giảm nhanh hơn so với mức giảm lãi suất huy động, điều này hạn chế tăng trưởng của NIM.

* Tuy nhiên, với những tiềm năng như đã phân tích ở trên Em xin tóm tắt:

(1) Năm 2023 chỉ còn trích lập dự phòng 8,700 tỷ đồng và từ năm 2024 không còn phải trích nữa.

(2) Hoạt động kinh doanh cốt lõi dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng tốt (LN, ROE, P/E, NIM…)

Nói về định giá của Sacombank, hiện tại doanh nghiệp đang được định giá ở mức P/B 1.27 lần, thấp hơn mức P/B của ACB giai đoạn sau tái cơ cấu là 3.2. Tương tự như ACB, STB hiện đang có rất nhiều bệ phóng cho thị giá gia tăng mạnh mẽ trong dài hạn.

(3) Không có nhiều hoạt động cho vay với các chủ đầu tư bất động sản và không có nhiều vị thế trái phiếu doanh nghiệp

(4) Có thể hoàn nhập các khoản trích lập dự phòng trong tương lai

* Kết luận: Em đánh giá TÍCH CỰC với cổ phiếu STB trong trung và dài hạn. Khuyến nghị NĐT xem xét chọn lựa STB cho danh mục trong năm 2023.

=================================================

[Bài viết tham khảo nguồn: SSI Research – NĐT nếu có nhu cầu tham khảo bài phân tích gốc thì reply Email hoặc liên lạc với Em qua SĐT]

=================================================

Note: Trên đây là những điểm nhấn tư duy Em xin gửi tới NĐT tham khảo. Một quyết định đầu tư cần kết hợp phân tích thêm nhiều tiêu chí khác. NĐT quan tâm cụ thể hơn về tiêu chí Định giá cơ bản, Phân tích kĩ thuật, điểm Mua – Bán… thì nhắn Em qua email: quandh1@ssi.com.vn hoặc SĐT: 090.131.2279 để nhận tư vấn cụ thể nhé.

Chúc quý NĐT đầu tư thành công!!!

=================================================

=====================================================================

Trong nguy luôn luôn có cơ, cơ hội ở tất cả mọi nơi, quan trọng là chúng ta có đủ cái nhin tỉnh táo và gạt đi tiêu cực, bi quan để nhìn ra cơ hội cho mình.

Hoàng Tô Uyên  (Ms.) 
Broker
SSI – Nguyen Huu Canh

SSI – Securities Services – Retail Brokerage
P2-SH.06 and P2-SH.07, Block Park 2, Vinhomes Central Park, No. 208 Nguyen Huu Canh Street, Ward 22, Binh Thanh District, Ho Chi Minh City

M: 0398  377 192 | T: (+84) 28 3622 2233 Ext 2341 | Euyenht@ssi.com.vn | Wwww.ssi.com.vn
Bản tin này được thực hiện bởi Nhân viên Môi giới gửi đến Quý Khách hàng. Các thông tin, dự báo và khuyến nghị trong bản tin này (bao gồm cả các nhận định cá nhân) mang tính nhận định cá nhân của môi giới, không đại diện cho SSI, chỉ có tính chất khuyến nghị để quý Khách hàng tham khảo. Chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm đối với tất cả hay bất kỳ thiệt hại nào hay sự kiện bị coi là thiệt hại đối với việc sử dụng toàn bộ hay một phần thông tin hoặc ý kiến trong bản tin này.

chungkhoan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *