Thị trường tuy không xấu nhưng để xuất hiện cơn sóng dài thì với bối cảnh vĩ mô hiện giờ là khó có thể. Vì vậy, nhìn vào thị trường, Nhà đầu tư dài hạn tín hiệu chính vẫn chủ yếu là … “ĐỢI”. Sự lựa chọn danh mục trong giai đoạn này hết sức cẩn thận. Cơ hội chỉ xuất hiện riêng lẻ và không thể kỳ vọng sẽ được sự đồng thuận của VNINDEX
Jessy Livermore từng nói:
Bản chất của con người là không thay đổi nên thị trường chứng khoán sẽ không bao giờ đổi thay.
Thời gian này, nếu NĐT đọc các bài viết trên mạng (thậm chí đây là những bài có lượng đọc khá cao theo Google Search) hay theo dõi các chương trình thời sự trên truyền hình về kinh tế trong nước và ngoài nước thì NĐT sẽ rất dễ hình dung là kinh tế Thế Giới đang rất ảm đạm và trong giai đoạn suy thoái.
Em xin trích dẫn 1 số vài bài viết như:
Loạt nguy cơ bủa vây nền kinh tế toàn cầu
Nợ chính quyền địa phương ở Trung Quốc là rủi ro tài chính hàng đầu của châu Á
UK and US poised to fall into recession as interest rates dampen growth
93% of CEOs are preparing for a recession—here’s what it means for you
Từ trước đến nay, thị trường chứng khoán là phong vũ biểu của nền kinh tế” bởi vì nó có thể phản ánh một cách nhạy bén và chính xác triển vọng nền kinh tế cho giai đoạn sắp tới.
Hiện nay, Một trong những sai lầm của NĐT cá nhân chính là bị giới hạn bởi khả năng thu thập thông tin. Hầu hết, NĐT có thói quen tiếp nhận thông tin qua những kênh dễ dàng như Báo Chí, Truyền hình… và qua đó rất dễ bị định hướng bởi những thông tin này.
Trong bài viết ngày hôm nay, Hãy cùng em phân tích các chỉ số vĩ mô quan trọng và tình hình thị trường để đánh giá xem Kinh tế của Việt Nam và Thế giới đang như thế nào?
I. Tản mạn chung về tình hình thế giới:
(1) Phía Mỹ,
Chỉ số niềm tin tiêu dùng xuống thấp nhất kể từ tháng 7 năm ngoái,
Chỉ số tâm lý tiêu dùng xuống thấp nhất từ tháng 11.
Chỉ số thất nghiệp lần đầu tăng lên mức cao nhất trong vòng 1.5 năm, số dự kiến sa thải ở mức cao.
Các chuyên gia nhận định nhiều về khả năng tín dụng sẽ thu hẹp trong mấy tháng tới sau kỳ công bố KQKD quý II/2023.
Kinh tế Mỹ nửa đầu 2023: Sức trụ gây bất ngờ
(2) Phía Trung Quốc,
Đa số các báo cáo phân tích trong tháng 6 cũng đều tỏ ra khá thất vọng do không có sự cải thiện nào đáng kể sau khi Trung Quốc gỡ bỏ chính sách “Zero Covid”:
– “Tăng trưởng tín dụng”(China’s Credit Growth) chỉ số quyết định hàng đầu về triển vọng kinh tế (và cả thị trường tài chính) của Trung Quốc lại đi xuống sau khi bật tăng đầu năm.
– Lạm phát tiêu dùng Trung Quốc (Chinese Consumer Inflation) giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm. Đây là 1 tín hiệu khá tốt, điều này cho phép Trung Quốc có thể dễ dàng áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ. Tuy vậy, phía Ngân Hàng Trung Quốc phản ánh rằng họ không thể giảm lãi suất và đẩy cho vay ra khi mà nợ xấu trong hệ thống vẫn còn tồn đọng lớn.
II. Bức tranh vĩ mô của kinh tế Việt Nam
(Nguồn: Tổng cục thống kê và SSI Research)
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
GDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,72%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 trong giai đoạn 2011-2023
2. Lạm phát
Lạm phát tổng thể trong tháng 6 tiếp tục hạ nhiệt, giảm về còn 4,33%. Điều này giúp NHNN chủ động giảm tiếp LSĐH lần thứ 4 trong năm. Số liệu ghi nhận tính tới tháng 5, nhân tố giúp hỗ trợ áp lực lạm phát đến từ nhóm xăng dầu (giảm 2,98% so với tháng trước) trong khi đó nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng mạnh tới 1,01% do ảnh hưởng từ thời tiết nắng nóng. Tốc độ hạ nhiệt của lạm phát cơ bản chậm hơn nhiều so với lạm phát chung. Nhìn chung, mặt bằng lạm phát đã tạm thời ổn định trong thời gian qua và là yếu tố giúp NHNN chủ động hơn trong việc sử dụng các công cụ tiền tệ nhằm hạ nhiệt mặt bằng lãi suất. Nhu cầu tiêu dùng suy yếu cũng khiến cho lạm phát khó có sự bứt phá, tuy nhiên việc lạm phát cơ bản duy trì ở mức cao và tốc độ giảm tương đối chậm là yếu tố cần phải đáng cân nhắc để NHNN có thể đưa ra chính sách tiền tệ phù hợp trong nửa cuối năm nay.
3. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
Hoạt động sản xuất và chế biến chế tạo không có sự bứt phá nhiều trong tháng 6 đầu năm. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5 chỉ tăng 0,1% so với cùng kỳ, trong đó hoạt động chế biến chế tạo vẫn suy giảm nhẹ (0,2%). Tương tự, chỉ số PMI cũng có sự đi lùi trong tháng 5, khi chỉ đạt 45,3 điểm trong đó đơn đặt hàng mới giảm mạnh nhất trong vòng 20 tháng.
4. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Về tiêu dùng, dữ liệu cho thấy “Tốc độ tăng trưởng” về “Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng” tiếp tục giảm dần trong tháng 6. Đặc biệt ở tháng 6, chỉ còn tăng trưởng 6,45% (trong đó tháng 5 là: 11,5% và tháng 4 là: 11,7%). Áp lực về lạm phát cũng đè nặng lên tiêu dùng trong nước khi số liệu về tiêu dùng vẫn thấp hơn so với xu hướng tăng trưởng thông thường trước Covid-19. Trong đó, doanh thu từ nhóm dịch vụ liên quan đến du lịch lữ hành chỉ tăng 2,3% so với tháng trước hay 40,3% so với cùng kỳ (tháng 4 tăng 87%) cho thấy trái với kỳ vọng, doanh thu du lịch từ kỳ nghỉ lễ dài vừa qua có kết quả không quá khả quan và phản ánh sự thắt chặt trong chi tiêu của người dân.
5. Khách Quốc Tế đến Việt Nam
Số lượng khách quốc tế tới Việt Nam cũng chưa có sự bứt phá trong 6 đầu năm. Tính trong tháng 5, chỉ tăng thêm 916 nghìn người (tháng 4: 986 nghìn người). Nhìn chung, sự hồi phục của khách quốc tế tới Việt Nam là tương đối chậm, một phần do chính sách thị thực vẫn còn khá khó khăn. Chính phủ hiện đã đề xuất điều chỉnh chính sách thị thực điện tử theo hướng nới lỏng hơn và chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là yếu tố hỗ trợ cho ngành du lịch trong nửa cuối năm nay.
6. Xuất nhập khẩu
Số liệu về hoạt động thương mại cũng cho thấy kết quả kém khả quan, đặc biệt từ phía nhập khẩu. Xuất khẩu tháng 5 ước tính giảm -9,06% so với cùng kỳ, chủ yếu có thể đến từ mức nền xuất khẩu thấp vào tháng 5 năm ngoái. Tính chung cho 5 tháng đầu năm, xuất khẩu giảm -12,2% trong đó do thủy sản (-27,9%), dệt may (-15,6%), điện thoại (-20%) hay điện tử (-9,1%). Xuất khẩu nông sản tiếp tục là điểm sáng, với mức tăng trưởng đáng kể từ mặt hàng gạo (+41,6%) hay hàng rau quả (+42,8%). Tín hiệu kém tích cực hơn đến từ việc nhập khẩu, khi giảm -20,6% so với cùng kỳ trong tháng 5 hay -18,2% trong 5 tháng đầu năm. Trong đó, chiếm đa số là nhập khẩu tư liệu sản xuất giảm tới -18,2%, và là yếu tố cho thấy triển vọng tăng trưởng cho xuất khẩu vào Quý 3 – Quý cao điểm về hoạt động xuất khẩu là không quá tích cực. Tiêu dùng trong nước hạn chế cũng khiến cho nhập khẩu hàng tiêu dùng giảm 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
III. Kết luận
Thứ (1), như tư duy đã nêu ra ở Phần đầu, thì Báo chí, truyền hình, Internet… là những phương tiện đưa thông tin nhằm định hướng suy nghĩ của NĐT;
Thứ (2) Thị trường chứng khoán luôn là “Phong Vũ Biểu” của nền kinh tế hay nói các khác là “Giá cổ phiếu chiết khấu trước tương lai”, tức là thị trường chứng khoán luôn phản ánh trước tình hình của nền kinh tế. Chính vì vậy, có thể những thông tin tiêu cực hiện tại đã được phản ánh vào giá, và NĐT sẽ bị “Tư duy trễ” nếu như chỉ nhìn vào những thông tin này.
Tuy nhiên, khách quan nhìn nhận thì như phân tích các chỉ số ở Phần I và phần II của bài viết, cho thấy “Bức tranh tổng thể vĩ mô” ở thời điểm hiện tại cũng chưa có nhiều cải thiện.
Chính sách “Hạ lãi suất” của NHTW cung cấp lượng tiền mới cho nền kinh tế nhưng khả năng hấp thụ tiền thực tế của các doanh nghiệp còn yếu do tâm lý thận trọng. Đối với thị trường chứng khoán thì dòng tiền này mới phát huy tác dụng duy trì sự ổn định hoặc chỉ có thể kéo thị trường nhịp sóng ngắn.
Kết luận chung, thị trường tuy không xấu nhưng để xuất hiện cơn sóng dài thì với bối cảnh vĩ mô hiện giờ là khó có thể. Vì vậy, nhìn vào thị trường thì tín hiệu vẫn chủ yếu là … “ĐỢI”.Sự lựa chọn danh mục trong giai đoạn này hết sức cẩn thận
=================================================
- [Bài viết tham khảo nguồn: “SSI Research”, “VnEconomy”, “Tổng Cục Thống Kê”, “Đọc chậm của GS. Hồ Quốc Tuấn”]
=================================================
NĐT quan tâm cụ thể hơn về Danh mục cổ phiếu, các tiêu chí Định giá cơ bản, Phân tích kĩ thuật, điểm Mua – Bán… thì nhắn Em qua email: uyenht@ssi.com.vn hoặc SĐT:0398 377 192 để nhận tư vấn cụ thể ạ.
Chúc quý NĐT đầu tư thành công!!!
=====================================================================
Trong nguy luôn luôn có cơ, cơ hội ở tất cả mọi nơi, quan trọng là chúng ta có đủ cái nhin tỉnh táo và gạt đi tiêu cực, bi quan để nhìn ra cơ hội cho mình.
Hoàng Tô Uyên (Ms.)
Broker
SSI – Nguyen Huu Canh
SSI – Securities Services – Retail Brokerage
P2-SH.06 and P2-SH.07, Block Park 2, Vinhomes Central Park, No. 208 Nguyen Huu Canh Street, Ward 22, Binh Thanh District, Ho Chi Minh City
M: 0398 377 192 | T: (+84) 28 3622 2233 Ext 2341 | E: uyenht@ssi.com.vn | W: www.ssi.com.vn
Bản tin này được thực hiện bởi Nhân viên Môi giới gửi đến Quý Khách hàng. Các thông tin, dự báo và khuyến nghị trong bản tin này (bao gồm cả các nhận định cá nhân) mang tính nhận định cá nhân của môi giới, không đại diện cho SSI, chỉ có tính chất khuyến nghị để quý Khách hàng tham khảo. Chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm đối với tất cả hay bất kỳ thiệt hại nào hay sự kiện bị coi là thiệt hại đối với việc sử dụng toàn bộ hay một phần thông tin hoặc ý kiến trong bản tin này.