Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine kéo dài, cùng với ảnh hưởng từ việc Trung Quốc đóng cửa theo chính sách Zero Covid đã tạo ra những thách thức mới đối với nền kinh tế toàn cầu. Áp lực lạm phát (xu hướng tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát của các ngân hàng trung ương; nhất là ở châu Âu và Mỹ) đã ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính toàn cầu. Chuỗi cung ứng bị gián đoạn, giá cả hàng hóa leo thang và các loại tiền tệ suy yếu đã mang đến cả những thách thức và cơ hội mới.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã nâng lãi suất vào ngày 22/09/2022 nhằm ứng phó với tình trạng lạm phát và ổn định tỷ giá của đồng nội tệ trước áp lực tăng giá mạnh của USD.
Hãy cùng phân tích những tiêu chí quan trọng của nhóm NH để chọn ra đâu là NH để đầu tư tích sản tốt nhất ở thời điểm hiện tại??
(Bài viết sử dụng dữ liệu nguồn: SSI RESEARCH và dữ liệu tự tổng hợp)
I. CHIẾU KHẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG TỪ VÙNG ĐỈNH
Nhìn vào biếu đồ thì ngân hàng đang có mức giảm (chiết khấu lớn nhất) là: LPB, SHB và TCB với mức giảm lên tới 60% kể từ vùng đỉnh.
II. MOAT (CON HÀO KINH TẾ) – LỢI THẾ CẠNH TRANH
1. Trái phiếu và nhóm Ngân hàng
Năm 2022 là năm nhạy cảm đối với những doanh nghiệp kinh doanh trái phiếu nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Những thông tin xấu về trái phiếu tràn lan như: Bong bóng trái phiếu, trích lập dự phòng trái phiếu, bắt bớ các yếu nhân liên quan đến sai phạm phát hành Trái phiếu ..v..v…
Để phù hợp với thị hiếu thị trường Em sẽ đưa thêm 1 chỉ tiêu về Chứng khoán nợ quý II/2022 của các Ngân hàng.
Đối với Chứng khoán nợ sẽ bao gồm: Trái phiếu chính phủ (Phi rủi ro) + Trái phiếu doanh nghiệp, các tổ chức Tín dụng. Ở đây Em sẽ bóc tách và chỉ tính rủi ro đối với nhóm Trái phiếu DN, trái phiếu TCTD.
+ Với bối cảnh hiện tại thì những Ngân hàng nắm ít Trái phiếu DN nhiều được đánh là tốt gồm có: CTG, BID, MBB, ACB
+ Ngược lại, những Ngân hàng nắm nhiều Trái phiếu DN sẽ rủi ro cao (loại trừ VCB là Ngân hàng quốc doanh) là: VPB, TCB, TPB
2. NIM
NIM của các Ngân hàng tốt nhất theo thứ tự giảm dần: VPB, TCB, MBB, HDB, VIB.
3. Lãi suất huy động
Lãi suất huy động của các Ngân hàng tốt nhất theo thứ tự giảm dần: TCB, VCB, MSB, MBB, CTG.
Ở đây, NĐT chú ý các Ngân hàng càng có chi phí huy động vốn trung bình càng thấp, chứng tỏ NH đó càng có lợi thế cạnh tranh cao, vị thế tốt.
Ví dụ; Ngân hàng SCB trong thời gian vừa rồi vì thiếu vốn đã phải nâng lãi suất huy động lên từ 9,5%, điều này chứng tỏ NH không có lợi thế và biên lợi nhuận sẽ bị sụt giảm nhiều.
(2) Casa
Tiền gửi không kỳ hạn, tỷ lệ Casa nhiều sẽ là một lợi thế. Đây là nguồn vốn rẻ để NH sử dụng, giúp nâng cao biên lợi nhuận của NH. Những NH có tỷ lệ tiền gửi Casa cao nhất: TCB, MBB, MSB, VCB, ACB.
III. Hiệu quả kinh doanh
1. Ước tính KQKD quý III/2022 và 9 tháng năm 2022 của nhóm Ngân hàng
Vậy, dự vào ước tính KQKD quý III/2022 và tình hình 9 tháng đầu năm, kết luận được những ngân hàng đang tăng trưởng tốt nhất gồm: VPB, BID, ACB, MBB (tăng trưởng >30%)
=================================================
NĐT tham khải thêm phần diễn giải chi tiết của từng Ngân hàng:
(+) Nguyên nhân chính tác động tăng/ giảm lợi nhuận Q3/2022 và (++) Luận điểm đầu tư
(1) MSB
+ Chúng tôi kỳ vọng MSB sẽ ghi nhận lợi nhuận trước thuế 1,4 nghìn tỷ đồng (tăng 40% so với cùng kỳ) trong quý 3/2022, so với mức cơ sở thấp trong quý 3/2021. Mặc dù lãi suất huy động tăng nhưng NIM ước tính sẽ ổn định trong quý 3/2022 do tỷ lệ CASA tăng lên 39% và số dư tiền gửi của khách hàng giảm 3,4% so với quý trước, xuống mức 95 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng cũng đạt 10,2% so với đầu năm giúp tổng dư nợ đạt mức hơn 115 nghìn tỷ đồng.
++ Chúng tôi ước tính MSB sẽ đạt LNTT trong năm 2022 và 2023 lần lượt là 6 nghìn tỷ đồng (tăng 18,3% so với cùng kỳ) và 6,7 nghìn tỷ đồng (tăng 12% so với cùng kỳ). Cần lưu ý rằng ước tính của chúng tôi đã loại trừ 1,8 nghìn tỷ đồng lợi nhuận từ việc thoái vốn khỏi FCCOM. Chúng tôi hạ ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2022 và 2023, chủ yếu do (1) xu hướng lãi suất huy động tăng khiến chi phí huy động vốn cao hơn và NIM giảm, và (2) tỷ lệ nợ xấu cao hơn, đặc biệt tỷ lệ nợ xấu dự kiến tăng lên 1,75% vào năm 2022 và 1,85% vào năm 2023. Với nhiều khó khăn còn ở phía trước, chúng tôi áp dụng mức P/B mục tiêu chiết khấu là 0,9 lần (điều chỉnh giảm so với 1,3 lần) và chuyển định giá của chúng tôi đến giữa năm 2023 với BVPS là 19.300 đồng. Theo đó, chúng tôi duy trì đánh giá TRUNG LẬP đối với MSB với giá mục tiêu 1 năm là 17.400 đồng/cổ phiếu (điều chỉnh giảm từ 23.000 đồng).
(2) VIB
+ Lợi nhuận trước thuế của VIB đạt khoảng 2,7 nghìn tỷ đồng (tăng 100% so với cùng kỳ) trong quý 3/2022, và đạt 7,8 nghìn tỷ đồng (tăng 46% so với cùng kỳ) trong 3 quý đầu năm 2022, đạt 74% kế hoạch ĐHCĐ đề ra. Tổng dư nợ tín dụng tăng trưởng 11,8% so với đầu năm, đạt khoảng 228 nghìn tỷ đồng. Mặc dù lãi suất huy động có xu hướng tăng trong quý 3/2022, số dư tiền gửi của khách hàng giảm 2,6% so với quý trước xuống gần 192 nghìn tỷ đồng.
++ Năm 2022, mặc dù NIM giảm xuống còn 4,4% (so với 4,51% năm 2021), chúng tôi kỳ vọng LNTT sẽ đạt khoảng 10,4 nghìn tỷ đồng (tăng 29,8% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, NIM của năm 2023 sẽ chịu nhiều áp lực do xu hướng tăng của lãi suất liên ngân hàng và lãi suất huy động. Hơn nữa, chúng tôi dự báo gánh nặng từ tỷ lệ nợ xấu cao hơn tác động lên chi phí tín dụng sẽ trở nên rõ ràng hơn trong quý 4/2022 và 2023, do lãi suất cho vay tăng và bất kỳ sự điều chỉnh nào có thể xảy ra đối với giá bất động sản. Theo đó, LNTT cho năm 2023 dự kiến sẽ tăng 8,2% so với cùng kỳ, đạt 11,3 nghìn tỷ đồng. Với khả năng NIM giảm và chi phí tín dụng cao hơn vào năm 2023, chúng tôi lặp lại khuyến nghị TRUNG LẬP cho cổ phiếu VIB, với giá mục tiêu 1 năm là 22.900 đồng/cổ phiếu (điều chỉnh giảm so với giá mục tiêu trước đó của chúng tôi là 30.900 đồng/cổ phiếu).
(3) ACB
+ Chúng tôi kỳ vọng dư nợ cho vay và số dư tiền gửi tại ACB sẽ tăng nhẹ so với quý trước do hạn mức tín dụng mới được NHNN cấp từ đầu tháng 9. Chúng tôi cũng dự báo việc hoàn nhập dự phòng sẽ không lớn như trong 2 quý đầu năm. Do đó, lợi nhuận trước thuế quý 3/2022 có thể đạt 4,7~4,9 nghìn tỷ đồng (tăng 80~87% so với cùng kỳ). Nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 1%, trong khi dư nợ các khoản vay tái cơ cấu lại có xu hướng giảm.
++ Trong khi dự báo lợi nhuận cho năm 2022 được giữ nguyên ở mức 17 nghìn tỷ đồng (tăng 41% so với cùng kỳ), chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo LNTT cho năm 2023 xuống 19 nghìn tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ) để phản ánh tỷ lệ NIM không đổi trong năm tới (so với dự báo trước đó của chúng tôi là NIM tăng 18 bps so với cùng kỳ trong năm 2023). Bên cạnh đó, do lãi suất tăng nhanh hơn dự kiến và ROE dự kiến thấp hơn, chúng tôi áp dụng mức P/B mục tiêu chiết khấu là 1,4 lần (giảm từ mức P/E 2 lần) nhưng chuyển cơ sở định giá đến giữa năm 2023. Theo đó, chúng tôi đưa ra giá mục tiêu 1 năm đối với cổ phiếu ACB 27.400 đồng/cổ phiếu (điều chỉnh giảm từ 34.500 đồng/cổ phiếu). Chúng tôi hạ khuyến nghị từ MUA xuống KHẢ QUAN đối với cổ phiếu ACB.
(4) BID
+ Chúng tôi ước tính BID có thể ghi nhận LNTT đạt khoảng 6 nghìn tỷ đồng (tăng 120% so với cùng kỳ) trong quý 3 năm 2022, được thúc đẩy bởi tăng trưởng dư nợ tín dụng và số dư huy động lần lượt là 10,5% và 2% so với đầu năm và NIM ổn định so với quý trước.
++ Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng LNTT của BID sẽ tiếp tục duy trì mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm trước khi chậm lại trong 6 tháng đầu năm 2023. Hiện tại chúng tôi dự báo lợi nhuận trước thuế của BID cho năm 2022 là 21,2 nghìn tỷ đồng (tăng 56% so với cùng kỳ). Dư nợ cho vay lĩnh vực ưu tiên chỉ chiếm khoảng 2-3% tổng dư nợ tín dụng nên chúng tôi cho rằng ngân hàng vẫn có thể chuyển phần lớn chi phí lãi suất huy động cho các khoản vay của khách hàng. Tuy nhiên, hạn chế về vốn vẫn là mối quan tâm chính của chúng tôi đối với triển vọng dài hạn của ngân hàng. BID đang giao dịch ở mức P/B năm 2022 và 2023 là 1,53 lần và 1,35 lần.
(5) HDB
+ Lợi nhuận trước thuế của HDB trong quý 3/2022 ước tính đạt 2,7 nghìn tỷ đồng (tăng 47% so với cùng kỳ), với tăng trưởng tín dụng cao ở mức 18% so với đầu năm và nợ xấu được kiểm soát.
++ Chúng tôi duy trì ước tính LNTT cho năm 2022 và 2023 của ngân hàng ở mức 10,2 nghìn tỷ đồng (tăng 27% so với cùng kỳ) và 12,6 nghìn tỷ đồng (tăng 23% so với cùng kỳ), với kỳ vọng hạn mức tín dụng tương đối cao so với các ngân hàng khác sẽ phần nào bù đắp cho NIM bị siết chặt vào năm 2023. Với P/B mục tiêu điều chỉnh là 1,35 lần, chúng tôi đưa ra giá mục tiêu 1 năm cho cổ phiếu HDB là 22.300 đồng/cổ phiếu (từ 24.950 đồng/cổ phiếu) và duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN cho cổ phiếu.
(6) MBB
+ Tăng trưởng dư nợ tín dụng và số dư huy động của MBB được dự báo lần lượt đạt 17% và 8% so với đầu năm tại thời điểm cuối tháng 9. NIM trong 8 tháng đầu năm cải thiện khoảng 20 bps, nhưng có thể giảm nhẹ vào tháng 9 sau khi NHNN nâng các lãi suất chính sách và lãi suất huy động tiếp tục leo thang. Theo đó, lợi nhuận trước thuế dự kiến trong 9 tháng đạt khoảng 18~18,5 nghìn tỷ đồng (tăng 50~60% so với cùng kỳ).
++ Chúng tôi kỳ vọng MBB sẽ tiếp tục được NHNN cấp thêm hạn mức tín dụng cao hơn các ngân hàng khác trong năm 2023. Do đó, ngân hàng sẽ có thể đạt được mức tăng trưởng LNTT vững chắc ở mức 18% so với cùng kỳ. Mặc dù chất lượng tín dụng cần được tiếp tục theo dõi ở cả ngân hàng mẹ và MCredit, chúng tôi tin rằng vùng đệm rủi ro cao hiện tại sẽ giúp ngân hàng tránh được cú sốc đột ngột về chi phí dự phòng. Do đó, chúng tôi khuyến nghị KHẢ QUAN đối với MBB, với giá mục tiêu 1 năm sau điều chỉnh là 23.300 đồng/cổ phiếu (điều chỉnh giảm từ 28.600 đồng/cổ phiếu). Việc điều chỉnh chủ yếu phản ánh mức chiết khấu 25% đối với P/B mục tiêu.
(7) TPB
+ LNTT quý 3/2012 của ngân hàng ước tính đạt 2,1 nghìn tỷ đồng (tăng 54% so với cùng kỳ). Với tốc độ tăng trưởng tín dụng hạn chế, chúng tôi cho rằng NIM và tỷ lệ nợ xấu sẽ phần nào chịu áp lực trong giai đoạn này.
++ Mặc dù TPB vượt trội hơn các ngân hàng khác trong việc triển khai chiến lược số hóa, rủi ro ngắn hạn liên quan đến lĩnh vực bất động sản sẽ cản trở tiềm năng tăng trưởng của ngân hàng vào năm 2023. Theo tính toán của SSI, dư nợ cho vay chuỗi giá trị trong lĩnh vực bất động sản (bao gồm xây dựng, phát triển bất động sản và cho vay mua nhà) chiếm khoảng 29% tổng tín dụng. Con số này chưa tính đến dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của các chủ đầu tư bất động sản. Do đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP cho cổ phiếu TPB.
(8) VCB
+ Chúng tôi ước tính VCB sẽ đạt 7,4~7,6 nghìn tỷ đồng (tăng 29~33% so với cùng kỳ) lợi nhuận trước thuế trong Q3/2022, được thúc đẩy bởi tăng trưởng dư nợ tín dụng và số dư huy động lần lượt là 15% và 3,5% so với đầu năm.
++ Chúng tôi duy trì ước tính cho năm 2022 và 2023 lần lượt là 34 nghìn tỷ đồng (tăng 23% so với cùng kỳ) và 41 nghìn tỷ đồng (tăng 21% so với cùng kỳ). Mặc dù chênh lệch giữa lợi suất cho vay và lãi suất huy động trên thị trường 1 có thể thu hẹp, nhưng ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ hoạt động cho vay trên thị trường liên ngân hàng khi lãi suất tăng nhanh. Do đó, chúng tôi duy trì giả định tỷ lệ NIM của VCB giảm nhẹ 3 bps vào năm 2023.
Chúng tôi lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu VCB mặc dù điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1 năm xuống 84.500 đồng/cổ phiếu (từ 90.700 đồng/cổ phiếu). Việc điều chỉnh chủ yếu nhằm phản ánh mức chiết khấu trong P/B mục tiêu.
(9) TCB
+ Chúng tôi dự báo TCB sẽ ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng trưởng khoảng 20~25% so với cùng kỳ, trước áp lực tăng chi phí vốn và nguồn thu nhập kém đa dạng hơn so với các kỳ trước.
++ Mặc dù chúng tôi tin tưởng vào triển vọng dài hạn của ngành bất động sản Việt Nam và TCB, nhưng những thay đổi pháp lý tiềm ẩn vào thời điểm hiện tại có khả năng tạo ra một số gián đoạn đối với quỹ đạo tăng trưởng của cả ngành và TCB – đặc biệt là trong ngắn hạn. Với việc TCB tập trung vào phân khúc khách hàng giàu có, nỗ lực đa dạng hóa các khoản phí liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp mang lại cơ hội doanh thu dồi dào qua việc triển khai các dịch vụ khác (chẳng hạn như quản lý tài sản). Tuy nhiên, điều này sẽ cần thời gian để phản ánh trong kết quả kinh doanh hàng quý. Đối với năm 2023, chúng tôi dự báo ngân hàng vẫn có thể gặp áp lực về cả tỷ lệ NIM và NPL. Do đó, chúng tôi tiếp tục hạ giá mục tiêu 1 năm đối với TCB xuống 35.700 đồng/cổ phiếu (từ 51.000 đồng/cổ phiếu).
(10) VPB
+ Chúng tôi kỳ vọng ngân hàng sẽ ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 4,2~4,5 nghìn tỷ đồng trong quý 3/2022, tăng 55~65% so với cùng kỳ.Tăng trưởng được thúc đẩy bởi NIM của ngân hàng mẹ được cải thiện so với cùng kỳ và chất lượng tín dụng được kiểm soát.
++ Ngân hàng mẹ sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong 6 tháng cuối năm 2022, nhưng dự báo sẽ giảm tốc vào năm 2023 do quý 1/2022 ngân hàng đã ghi nhận một khoản lớn thu nhập một lần từ bancassurance. Chúng tôi cũng thận trọng về triển vọng của lĩnh vực bất động sản và cho vay tiêu dùng tín chấp vào năm 2023 trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế có thể chậm lại. Do đó, chúng tôi khuyến nghị TRUNG LẬP cho cổ phiếu VPB. Yếu tố hỗ trợ tăng giá cổ phiếu có thể đến từ thành công trong đợt phát hành mới cho các nhà đầu tư chiến lược vào năm 2023.
=================================================
2. Chỉ số ROA và ROE
+ Chỉ số ROA tốt nhất: TCV, OCB, VPB, VIB, MBB.
+ Chỉ số ROE tốt nhất: VIB, ACB, MBB, HDB, TPB
IV. Quản trị rủi ro – Hệ số LDR thuần
Ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất: VPB, TCB.
V. Định giá
+ Chỉ số P/E hấp dẫn nhất: TCB, VIB, MBB, OCB
+ Chỉ số P/B hấp dẫn nhất (ở đây Em sẽ không so sánh P/B trung bình ngành mà sẽ so sánh với P/B thấp nhất trong vòng 10 năm của chính Ngân hàng đó): TCB, MSB, VPB, VCB.
=================================================
KẾT LUẬN
Thông qua bài phân tích, em đã tổng hợp lại các dữ liệu thô để chính Anh/Chị có thể tự phân tích và có cái nhìn tổng quan về ngành Ngân hàng hiện tại.
Về phần cá nhân.Sau khi xử lý và phân tích các dữ liệu trên gồm: (1) Chiếu khấu hấp dẫn; (2) Lợi thế cạnh tranh bền vững; (3) Hiệu quả kinh doanh; (4) Quản trị rủi ro; (5) Định giá hấp dẫn.
Em xin đưa ra 2 danh mục gửi tới NĐT tham khảo như sau:
1. Danh mục đầu tư an toàn, rủi ro thấp: VCB, MBB, BID, ACB.
2. Danh mục đầu tư, chiết khấu về vùng cực thấp, có phần hơi rủi ro nhưng tỷ suất sinh lợi cao: TCB, VPB, VIB.
=================================================
Bài phân tích cung cấp kiến thức nền tảng để NĐT có thể chọn lựa đực cổ phiếu phù hợp với mình. Tuy nhiên, ột phương pháp đầu tư thành công thì ngoài yếu tố
(i) Chọn lựa cổ phiếu ra; thì không thể thiếu 2 yếu tố còn lại (ii) Thời giảm Mua – Bán và (iii) Phân bổ danh mục đầu tư.
Hơn nữa, trong bối cảnh những gam màu tối bao trùm thị trường như hiện tại thì yếu tố (ii) Thời điểm Mua – Bán, giải ngân sẽ càng là yếu tố tiên quyết để quyết định thành công trong tương lai.
Chúc cho mọi NĐT vẫn sẽ vừng vàng tâm lý, nắm vững kiến thức nền tảng và hãy chuẩn bị cho mình 1 phương pháp Giải ngân hiệu quả!!
Cám ơn mọi người đã dành thời gian để đọc hết bài viết của Em.
Trân trọng!!
=================================================
===========================================================================
Trong nguy luôn luôn có cơ, cơ hội ở tất cả mọi nơi, quan trọng là chúng ta có đủ cái nhin tỉnh táo và gạt đi tiêu cực, bi quan để nhìn ra cơ hội cho mình.
Hoàng Tô Uyên (Ms.)
Broker
SSI – Nguyen Huu Canh
SSI – Securities Services – Retail Brokerage
P2-SH.06 and P2-SH.07, Block Park 2, Vinhomes Central Park, No. 208 Nguyen Huu Canh Street, Ward 22, Binh Thanh District, Ho Chi Minh City
M: 0398 377 192 | T: (+84) 28 3622 2233 Ext 2341 | E: uyenht@ssi.com.vn | W: www.ssi.com.vn
Bản tin này được thực hiện bởi Nhân viên Môi giới gửi đến Quý Khách hàng. Các thông tin, dự báo và khuyến nghị trong bản tin này (bao gồm cả các nhận định cá nhân) mang tính nhận định cá nhân của môi giới, không đại diện cho SSI, chỉ có tính chất khuyến nghị để quý Khách hàng tham khảo. Chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm đối với tất cả hay bất kỳ thiệt hại nào hay sự kiện bị coi là thiệt hại đối với việc sử dụng toàn bộ hay một phần thông tin hoặc ý kiến trong bản tin này.